Trong thần thoại Sao_Mộc

Tượng thần Jupiter ở St Petersburg.

Người cổ đại đã biết đến Sao Mộc do hành tinh này có thể nhìn bằng mắt thường trong đêm tối và thậm chí vào lúc bình minh hay hoàng hôn.[141] Người Babylon gọi hành tinh này đại diện cho vị thần "Marduk" của họ. Họ cũng đã sử dụng chu kỳ quỹ đạo gần bằng 12 năm của hành tinh này dọc theo đường Hoàng Đạo để xác định các chòm sao thuộc Hoàng Đạo.[25][142]

Người La Mã đặt tên hành tinh là Jupiter (tiếng Latinh: Iuppiter, Iūpiter) (cũng gọi là Jove), vị thần nam đứng đầu trong thần thoại La Mã, với cách xưng hô trong ngôn ngữ Proto-Indo-European của từ ghép *Dyēu-pəter (danh cách: *Dyēus-pətēr, có nghĩa "cha của các vị thần bầu trời", hoặc "cha của vị thần ngày").[143] Vị thần này được người Hy Lạp gọi trong thần thoại Hy LạpZeus (Ζεύς), hoặc Dias (Δίας), là tên của hành tinh mà người Hy Lạp vẫn gọi ngày nay.[144]

Ký hiệu thiên vă học cho hành tinh này là , thể hiện cho cây tầm sét hoặc con đại bàng của thần. Hoặc là viết cách điệu của chữ zeta, chữ đầu trong từ Zeus trong tiếng Hy Lạp.[145]

Jovian là tính từ trong tiếng Anh của từ Jupiter. Dạng cổ của từ này là jovial, dựa theo các nhà chiêm tinh cổ đại thời Trung Cổ có nghĩa là "hạnh phúc" hoặc "vui vẻ," do trong chiêm tinh dấu hiệu sự xuất hiện của thần Jupiter liên quan đến niềm vui.[146]

Trong tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam coi hành tinh này là Mộc Tinh, (木星, mùxīng), chính là nguyên tố Mộc (cây cỏ, mùa xuân...) trong Ngũ Hành.[147] Đạo Lão coi nó là sao Phúc trong Phúc Lộc Thọ. Người Hy Lạp còn gọi nó là Φαέθων, Phaethon, "sáng chói." Trong chiêm tinh của người Hindu, các nhà chiêm tinh Hindu đặt tên hành tinh theo vị thần Brihaspati, một trong những "Guru", những vị thần cầu nguyện và tín ngưỡng.[148] Trong tiếng Anh, Thursday có nguồn gốc từ "ngày của thần sét Thor ", Sao Mộc liên hệ với thần Thor trong thần thoại người German.[149]

Trong thần thoại Trung Á và Thổ Nhĩ Kỳ, Sao Mộc được gọi là "Erendiz/Erentüz", có nghĩa là "sao eren(?)+yultuz". Có rất nhiều nghi vấn trong từ "eren". Người Trung Á cũng đã tính được chu kỳ quỹ đạo của hành tinh này bằng 11 năm và 300 ngày. Họ tin rằng một số sự kiện thiên nhiên và tôn giáo có liên hệ với sự chuyển động của Erentüz trên bầu trời.[150]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sao_Mộc http://www.iceinspace.com.au/index.php?id=70,550,0... http://www.abc.net.au/news/2009-07-21/amateur-astr... http://astronomy.com/sitecore/content/Home/News-Ob... http://www.astronomycast.com/2007/10/episode-56-ju... http://www.astrophysicsspectator.com/topics/planet... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/308403 http://edition.cnn.com/2016/07/04/world/juno-jupit... http://cseligman.com/text/sky/rotationvsday.htm http://www.etymonline.com/index.php?term=Jupiter http://books.google.com/books?id=ZAaP7dyjCrAC&pg=P...